Để khách hàng có những trải nghiệm tốt trong thời gian lưu trú tại homestay cũng tái sử dụng dịch vụ homestay của bạn thì ngay từ khi thiết kế thi công homestay bạn cần phải tuyệt đối tuân thủ 5 nguyên tắc sau.
Chọn địa điểm xây dựng homestay
Địa điểm xây dựng là điều cực kỳ quan trọng và phải được đặt lên hàng đầu khi kinh doanh mô hình homestay. Thứ nhất, vị trí homestay cần sự thuận tiện đi lại, ngắm cảnh và chụp ảnh. Thứ hai, nếu khách hàng mục tiêu của bạn nhắm đến đại đa số du khách thì, địa điểm homestay không quá khó tìm vì sẽ rất hiếm người bỏ công ra để tìm một homestay quá heo hút, hẻo lánh. Thứ ba, view homestay càng có khung cảnh thoáng mát, không gian đẹp thì sẽ càng thu hút du khách, chẳng hạn view tựa núi, view rừng thông, view thung lũng, view hồ…
Lựa chọn phong cách thiết kế
Dấu ấn của một không gian không chỉ phụ thuộc vào kiến trúc mà còn phụ thuộc rất nhiều vào phong cách thiết kế. Định hướng phong cách thiết kế ngay từ đầu cũng sẽ tiết kiệm thời gian cũng như công sức. Dựa trên đặc điểm kiến trúc, phong cách thiết kế được phân nhiều phong cách chẳng hạn như phong cách hiện đại với thiết kế đơn giản nhưng tinh tế hay nét đẹp mộc mạc, gần gũi của phong cách Rustic hoặc sang trọng, đẳng cấp của kiến trúc Châu Âu cổ điển… Việc lựa chọn phong cách thiết kế, nên dựa vào insight khách hàng mục tiêu, có thể kết hợp nhiều phong cách để tạo sự đặc sắc cho mẫu thiết kế homestay.
Đầu tư cơ sở vật chất cho homestay
Yếu tố quan trọng tiếp theo, các nhà đầu tư phải quan tâm đó chính là cơ sở vật chất. Bởi nếu đồ đạc quá cũ kỹ, hay hỏng hóc hoặc không sạch sẽ chắc chắn sẽ là một điểm trừ rất lớn cho homestay của bạn. Nếu như không muốn bị đánh giá 1*, ngoài việc đảm bảo phòng ốc, chăn ga, đệm phải luôn sạch sẽ, thơm tho, thì nên trang thị thêm nhà bếp và các tiện ích khác để khách lưu trú có thể tự phục vụ, tạo cảm giác thoải mái như đang ở chính nhà của mình. Ngoài ra, cũng đừng quên tô điểm không gian ngoài trời, đặt thêm những bộ bàn ghế và trang trí thêm đèn, sẽ khiến không gian buổi tối càng sinh động, lãng mạn.
Thiết kế không gian tạo điểm nhấn
Ngoài yếu tố tiện ích, không gian cũng là một trong những yếu tố thu hút khách hàng. Đập vào mắt trước tiên chính là vẻ bề ngoài, ngoại thất homestay. Bên ngoài homestay có bắt mắt, thu hút hay không. Tiếp theo, không gian bên trong homestay. Không gian có tạo cảm giác thoải mái, ấm áp, gần gũi. Nội thất có được sắp xếp khoa học, chi tiết trang trí có độc đáo, tạo điểm nhấn.
Đặc biệt, đối với những homestay không gian nhỏ lại cần chú trọng trang trí và tạo điểm nhấn. Thứ nhất, nhằm đánh lạc hướng thị giác của khách hàng, từ đó quên đi sự hạn chế về không gian. Thứ hai, tạo điểm nhấn không gian nhỏ không cần quá nhiều điểm nhấn mà chú chất lượng điểm nhấn. Loại bỏ đi những chi tiết rườm rà không cần thiết nhằm tối đa hóa công năng sử dụng và tạo nên một tổng thể thống nhất, hợp lý và thoáng đãng.
Thiết kế không gian check-in
Chụp hình check-in, lưu lại những khoảnh khắc kỷ niệm từ lâu đã trở thành một thói quen không thể thiếu trong những chuyến du lịch. Thông qua thói quen chụp hình check-in, chia sẻ trên trang mạng xã hội của khách hàng, homestay cũng được marketing miễn phí một cách hiệu quả. Do đó, đừng quên tạo những view check-in độc đáo, ấn tượng để thu hút khách hàng, cũng như giúp khách hàng có những kỷ niệm đẹp trong chuyến du lịch.Để có một thiết kế homestay đẹp đòi hỏi sự sáng tạo và am hiểu về ngành nghề. Hy vọng thông qua một số lưu ý Brocons vừa phân tích trên đây, bạn sẽ có được có cái nhìn rõ hơn các vấn đề liên quan thiết kế homestay, cũng như có thêm ý tưởng thiết kế cho homestay của mình.